Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_Šiauliai

Quân đội Liên Xô

Binh lực

Phương diện quân Baltic 1 do Đại tướng I. Kh. Bagramyan làm tư lệnh, trung tướng V. V. Kurasov làm tham mưu trưởng. Binh lực tham gia chiến dịch gồm có:

  • Tập đoàn quân cận vệ 2 (từ 14 tháng 7) do trung tướng P. G. Chanchibadye chỉ huy, trong biên chế có:
    • Bộ binh: 12 sư đoàn.
    • Pháo binh: (không kể pháo binh của các quân đoàn) 2 lữ đoàn pháo nòng dài, 2 trung đoàn lựu pháo, 2 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 lữ đoàn và 3 trung đoàn súng cối, 5 trung đoàn pháo phòng không.
    • Thiết giáp: 4 lữ đoàn và 1 trung đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn và 2 tiểu đoàn cơ giới, 3 trung đoàn pháo tự hành.
  • Tập đoàn quân cận vệ 6 do trung tướng I. M. Chistyakov chỉ huy, trong biên chế có:
    • Bộ binh: 9 sư đoàn
    • Pháo binh: 1 sư đoàn hỗn hợp, 1 sư đoàn và 1 lữ đoàn pháo nòng dài, 2 trung đoàn lựu pháo, 2 trung đoàn pháo chống tăng, 1 sư đoàn và 3 trung đoàn súng cối, 2 sư đoàn và 1 trung đoàn phòng không
  • Tập đoàn quân 39 (tham gia phương diện quân từ ngày 7 tháng 7 đến 28 tháng 8) do trung tướng I.I. Lyudnikov chỉ huy, biên chế gồm có:
    • Bộ binh: 10 sư đoàn
    • Pháo binh: 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn lựu pháo, 1 trung đoàn pháo chống tăng, 4 trung đoàn súng cối, 5 trung đoàn phòng không
    • Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng, 2 trung đoàn pháo tự hành.
  • Tập đoàn quân 43 do trung tướng A. P. Beloborodov chỉ huy, biên chế gồm có:
    • Bộ binh: 12 sư đoàn
    • Pháo binh: 1 sư đoàn hỗn hợp, 1 sư đoàn và 1 lữ đoàn lựu pháo, 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 sư đoàn và 2 trung đoàn súng cối, 1 sư đoàn và 2 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 2 lữ đoàn và 3 trung đoàn xe tăng, 4 trung đoàn pháo tự hành.
  • Tập đoàn quân 51 (từ ngày 14 tháng 7) do trung tướng Y. G. Kreyzer chỉ huy, trong biên chế có:
    • Bộ binh: 12 sư đoàn
    • Pháo binh: 1 lữ đoàn lựu pháo nòng dài, 4 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo chống tăng, 2 trung đoàn súng cối, 1 sư đoàn và 1 trung đoàn phòng không.
    • Thiết giáp: 2 trung đoàn xe tăng, 5 trung đoàn pháo tự hành, 1 trung đoàn cơ giới.
  • Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 (từ 29 tháng 7) do trung tướng xe tăng V. T. Volsky chỉ huy, biên ché gồm có:
    • Quân đoàn xe tăng cận vệ 3 gồm các lữ đoàn xe tăng cận vệ 3, 18, 19; Lữ đoàn cơ giới cận vệ 2; các trung đoàn pháo tự hành 1436, 1496; Trung đoàn pháo chống tăng 1072; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới cận vệ 10, các trung đoàn súng cối 266, 324, Trung đoàn phòng không 1701.
    • Quân đoàn xe tăng 29 gồm các lữ đoàn xe tăng 25, 31, 32; Lữ đoàn cơ giới 53; các trung đoàn pháo tự hành 1223, 1446; các trung đoàn pháo chống tăng 108, 165, tiểu đoàn trinh sát cơ giới 75, các trung đoàn súng cối 271, 409.
    • Các đơn vị thiết giáp độc lập: Lữ đoàn cơ giới 47, Trung đoàn xe tăng cận vệ 14, Trung đoàn pháo chống tăng tự hành cận vệ 376, Trung đoàn cơ giới cận vệ 1.
    • Pháo binh: Lữ đoàn pháo nòng dài 201, Trung đoàn lựu pháo 678, Trung đoàn pháo chống tăng 689, Trung đoàn súng cối cận vệ 76, Sư đoàn phòng không 6 (các trung đoàn 146, 366, 516, 1062)
    • Công binh: Lữ đoàn hỗn hợp 21
    • Không quân: Trung đoàn hỗn hợp 994.
  • Tập đoàn quân không quân 3 do Trung tướng N. F. Papivin chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Máy bay tiêm kích: 4 sư đoàn
    • Máy bay cường kích: 3 sư đoàn.
    • Máy bay ném bom: 3 sư đoàn.

Kế hoạch

Sau khi giải phóng Polotsk, Phương diện quân Baltic 1 được giao nhiệm vụ hành tiến lên khu vực Tây Bắc, tấn công các thành phố Daugavpils, Kaunas, Švenčionys. Kế hoạch chung là đột phá tới vùng duyên hải biển Baltic và cắt đứt Cụm Tập đoàn quân Bắc khỏi lực lượng chính của quân đội Đức Quốc xã.[6] Nhằm đảm bảo binh lực không bị phân tán trên nhiều hướng khác nhau, Tập đoàn quân xung kích số 4 của Phương diện quân Baltic 1 được chuyển giao cho Phương diện quân Byelorussia 2; bù lại Phương diện quân Baltic 1 sẽ thâu nạp Tập đoàn quân số 39 của Phương diện quân Byelorissia 3 và được nhận thêm Tập đoàn quân số 51 và tập đoàn quân cận vệ số 2 từ lực lượng dự bị của Đại bản doanh (STAVKA). Việc tái cơ cấu và điều động binh lực đòi hỏi Phương diện quân Baltic 1 phải tạm ngưng tấn công một thời gian do, đến ngày 4 tháng 7, chỉ có 2 tập đoàn quân của Phương diện quân Baltic 1 имели перед собой противника. Lực lượng dự bị cần có thời gian để điều động ra mặt trận, trong khi Tập đoàn quân số 39 vẫn đang trên đường hành tiến sau khi thanh toán "cái chảo" Vitebsk trước đó không lâu. Vì vậy mãi đến ngày 15 tháng 7, tập đoàn quân số 51 lẫn tập đoàn quân cận vệ số 2 mới có thể tham gia tác chiến cùng với các lực lượng còn lại của Phương diện quân Baltic 1[7].

Về hướng tấn công Kaunas, tư lệnh Phương diện quân Baltic 1, đại tướng I. Kh. Bagramyan có nhận định khác so với Đại bản doanh. Do trên thực tế, nhiều mệnh lệnh gửi đến các lực lượng quân đội Đức do Hitler trực tiếp ban hành và nhiều khi Hitler không thèm đếm xỉa đến ý kiến của Bộ Tổng tham mưu Đức, I. Kh. Bagramyan nhận định rằng việc tấn công vào Kaunas để chặn đường rút của Cụm Tập đoàn quân Bắc là không cần thiết: nhiều khả năng quân Đức thay vì rút về Đông Phổ sẽ tập trung binh lực trấn giữ ở Latvia[8] và từ Daugavpils phản kích mạnh vào cạnh sườn của Phương diện quân Baltic 1. Vì vậy ông đề xuất đổi hướng tấn công từ Kaunas lên Daugavpils và Riga. Ý kiến của Bagramyan được Tổng tham mưu trưởng A. M. Vasilevsky ủng hộ nhưng lại bị Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin phản đối. Trước tình hình chiến cục diễn biến giống như Bagramyan dự đoán, A. M. Vasilevsky đã tự mình ủy quyền cho I. Kh. Bagramyan thay đổi hướng tấn công.

Quân đội Đức Quốc xã

Binh lực

Những lực lượng mới của Cụm Tập đoàn quân Trung tâm do Thống chế Walter Model (đến 16 tháng 8 năm 1944) và Thượng tướng Georg-Hans Reinhardt chỉ huy.

  • Tập đoàn quân xe tăng 3 (tái lập) do thượng tướng Georg-Hans Reinhardt (đến 16 tháng 8 năm 1944) và Thượng tướng Erhard Raus chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Quân đoàn xe tăng 40 do thượng tướng xe tăng Otto von Knobelsdorff chỉ huy. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn xe tăng 5 của trung tướng Ernst Felix Fäckenstedt gồm các trung đoàn xe tăng 13, 14, 15; Trung đoàn pháo tự hành 116; Trung đoàn pháo tự hành chống tăng 5; Trung đoàn cơ giới xung kích 53; Trung đoàn pháo binh nặng 228, các tiểu đoàn trinh sát, thông tin, công binh.
      • Sư đoàn bộ binh 201 của trung tướng Alfred Jacob gồm các trung đoàn bộ binh 64 và 601; Trung đoàn tân binh 609 (4 tiểu đoàn); các tiểu đoàn bộ binh 579, 795, 797 và 989; Trung đoàn pháo binh 213; các tiểu đoàn chống tăng tăng 61 và 67.
      • Sư đoàn bộ binh 551 của đại tá Siegfried Verhein gồm các trung đoàn bộ binh 1113, 1114, 1115; Trung đoàn pháo binh 1551, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, trinh sát, thông tin và công binh.
      • Lữ đoàn xe tăng 103 của đại tá Treuhaupt
    • Một phần Quân đoàn xe tăng 39 do thượng tướng Dietrich von Saucken chỉ huy. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn xe tăng 4 của trung tướng Clemens Betzel gồm các trung đoàn xe tăng 12, 33, 35; Trung đoàn pháo tự hành 103; Trung đoàn pháo tự hành chống tăng 4, Trung đoàn pháo binh 290, Tiểu đoàn pháo chống tăng 49, các tiểu đoàn trinh sát, thông tin, công binh.
      • Sư đoàn xe tăng "Großdeutschland" của trung tướng Hasso von Manteuffel gồm 2 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn cơ giới, 1 trung đoàn pháo tự hành, 1 trung đoàn pháo xe kéo, các tiểu đoàn pháo chống tăng, trinh sát, thông tin, công binh, tất cả đều mang tên "Großdeutschland", không có số hiệu.
      • Sư đoàn bộ binh nhẹ 52 (từ 1 tháng 8 năm 1944) của thiếu tướng Albert Newiger gồm các trung đoàn bộ binh 38, 88, 661, tiểu đoàn trinh sát cơ giới 163, tiểu đoàn súng cối 52.
    • Quân đoàn bộ binh 12 SS (từ 1 tháng 8 năm 1944) do các thiếu tướng SS Matthias Kleinheisterkamp (đến ngày 6 tháng 8), Curt von Gottberg (đến 18 tháng 8) và Karl-Maria Demelhuber lần lượt chỉ huy. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn xe tăng 7 của thiếu tướng Gerhard Schmidhuber gồm các trung đoàn xe tăng 6, 7, 26; Trong đoàn pháo tự hành 78, Trung đoàn pháo binh 296, Trung đoàn pháo chống tăng 7, Tiểu đoàn cơ giới 58, các tiểu đoàn trinh sát, công binh, thông tin,
      • Sư đoàn bộ binh xung kích 548 của thiếu tướng Erich Sudau gồm các trung đoàn bộ binh 1094, 1095, 1096; Trung đoàn pháo binh 548, Trung đoàn pháo chống tăng 1548, các tiểu đoàn súng cối, trinh sát, thông tin, công binh.
      • Sư đoàn bộ binh nhẹ 391 (tái lập) của trung tướng Albrecht Baron Digeon von Monteton gồm các tiểu đoàn bộ binh 23 và 1435, 8 tiểu đoàn bộ binh huấn luyện, Tiểu đoàn pháo binh 1541.
    • Tàn quân của Quân đoàn bộ binh 9 (khoảng 2 trung đoàn) do trung tá tham mưu Herbert Koestlin tạm quyền chỉ huy.
    • Phần còn lại của Quân đoàn bộ binh 26 sau Chiến dịch Vilnius do trung tướng bộ binh Gerhard Matzky chỉ huy. Trong biên chế còn lại:
      • Sư đoàn bộ binh 1 của tướng Ernst-Anton von Krosigk gồm 2 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, các tiểu đoàn cơ giới, súng cối, trinh sát, thông tin, công binh.
      • Sư đoàn bộ binh 56 của tướng Edmund Blaurock gồm 2 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, các tiểu đoàn cơ giới, pháo chống tăng, trinh sát, thông tin, công binh.
      • Một phần Sư đoàn bộ binh 390 của thiếu tướng Hans Bergen gồm trung đoàn bộ binh 603, 1 tiểu đoàn bộ binh nhẹ, 1 tiểu đoàn trinh sát cơ giới.

Một phần Cụm Tập đoàn quân Bắc do thượng tướng Johannes Frießner (đến 25 tháng 7 năm 1944) và Thượng tướng Ferdinand Schörner chỉ huy.

  • Cánh Nam của Tập đoàn quân 16 do trung tướng bộ binh Paul Laux chỉ huy. Thành phần tham gia chiến dịch gồm có:
    • Quân đoàn bộ binh 1 do tướng Carl Hilpert (đến ngày 1 tháng 8) và tướng Theodor Busse chỉ huy. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn bộ binh 205 của thiếu tướng pháo binh Horst von Mellenthin, gồm các trung đoàn bộ binh 335, 353, 358; Trung đoàn pháo binh 205, Trung đoàn chống tăng 205, các tiểu đoàn cơ giới, súng cối, trinh sát, công binh, thông tin.
      • Sư đoàn bộ binh 290 của thiếu tướng Rudolf Goltzsch (đến 18 tháng 8) và thiếu tướng Hans-Joachim Baurmeister gồm các trung đoàn bộ binh 501, 502, 503, Trung đoàn pháo binh 290, các tiểu đoàn cơ giới, chống tăng, trinh sát, công binh, thông tin.
      • Lữ đoàn xe tăng 101 của đại tá Botho Elster
      • Một phần còn lại của Sư đoàn cảnh vệ 281 của trung tướng Wilhelm-Hunold von Stockhausen gồm 2 trung đoàn bộ binh - cảnh vệ hỗ hợp, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn trinh sát cơ giới.
    • Quân đoàn bộ binh 10 do tướng Friedrich Köchling chỉ huy. Trong biên chế có:
      • Sư đoàn xe tăng 14 (từ Seterini - Romania đến khu vực Saldus ngày 15 tháng 8) của tướng thiếu tướng Oskar Munzel gồm các trung đoàn xe tăng 36, 103, 107, Trung đoàn pháo tự hành 4, Trung đoàn pháo binh 276, Trung đoàn pháo chống tăng 14, các tiểu đoàn cơ giới, súng cối, trinh sát, thông tin, công binh.
      • Sư đoàn bộ binh 389 của tướng Walter Hahm gồm các trung đoàn bộ binh 544, 545, 546, Trung đoàn pháo binh 389, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, trinh sát cơ giới, thong tin, công binh.
      • Sư đoàn bộ binh 30 (tham gia từ ngày 15 tháng 8) của thiếu tướng Otto Barth gồm các trung đoàn bộ binh 6, 36, 46, Trung đoàn pháo binh 30, các tiểu đoàn pháo chống tăng, súng cối, trinh sát cơ giới, thông tin, công binh.

Kế hoạch

Nhiệm vụ trước mắt của Cụm tập đoàn quân Trung tâm và cánh Nam của Cụm tập đoàn quân Bắc là ngăn chặn quân đội Liên Xô tiến ra bờ biển Baltic. Trong trường hợp quân đội Liên Xô thiết lập được hành lang này, nó sẽ chia cắt hai cụm tập đoàn quân này và đẩy Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) vào tình trạng bị bao vây và khó có một cuộc tấn công phá vây nào có thể giải thoát được cho cụm quân này. Chỉ một tuần sau khi cuộc tấn công của quân đội Liên Xô diễn ra và Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 (Liên Xô) đã chiếm Utena và tiến đến gần Šiauliai, thượng tướng Johannes Frießner -tư lệnh Cụm tập đoàn quân Bắc (Đức) từ ngày 4 tháng 7- đã viết một bức thư dài gửi cho Hitler, trong đó có chỉ rõ tình huống nguy hiểm này:

Sau khi đã chuyển giao 12 sư đoàn cho Cụm tập đoàn quân Trung tâm, Cụm tập đoàn quân Bắc đã suy yếu và ở vào tình thế nguy hiểm. Tuyến mặt trận đã mở rộng ra đến trên 200 km tại cánh Nam của nó. Các sự kiện trên mặt trận của Cụm tập đoàn quân Trung tâm đã phơi bày một sự thật là cho đến nay, nó vẫn không thể đối phó với cuộc tấn công của đối phương, khiến cho Cụm tập đoàn quân Bắc không thể nào ổn định tình hình mặt trận ở phía Đông và phía Nam... Tôi nhận thấy tình hình như sau:Đối phương sẽ bằng mọi cách để tổ chức một đòn tấn công vào Riga. Nếu điều này xảy ra thì có nghĩa là Cụm tập đoàn quân "Bắc" sẽ bị cô lập. Họ cũng huy động một lực lượng lớn để tấn công ở giữa mặt trận của chúng tôi nhằm chiếm Daugavpils. Nếu đòn tấn công này thành công thì toàn bộ phần phía Đông trận tuyến của Cụm tập đoàn quân Bắc sẽ bị đe dọa. Với sự vượt trội của xe tăng đối phương trong khi đột phá, chúng tôi không thể thiết lập được tuyến phòng thủ tin cậy được ở phía Nam sông Tây Dvina.Đánh giá tình hình một cách nghiêm túc, chúng ta có thể rút ra một số kết luận nhằm giải cứu các sư đoàn của Cụm tập đoàn quân Bắc khỏi tình thế nguy hiểm để tập trung quân phòng thủ trên những hướng có lợi và kiềm chế đối phương. Tôi đề nghị cho rút quân như sau:- Cụm quân tại Narva có Sở chỉ huy tại Tallin tùy theo sự phát triển của tình hình mà di tản bằng đường biển đến Riga, Liepaja và Klaipeda;- Các tập đoàn quân 16 và 18 rút về tuyến Kaunas - RigaVới tình huống mới xảy ra ở phía Nam sông Tây Dvina thì không nhất thiết phải rút quân ngay tức khắc, nhưng cần có lộ trình để lần lượt rút lui, bởi nếu không thì Cụm tập đoàn quân Bắc sẽ bị bao vây và tiêu diệtThưa Fuehrer của tôi, là chỉ huy Cụm tập đoàn quân "Bắc, tôi cảm thấy có nghĩa vụ để nói hết cho ngài rõ toàn bộ sự thật của tình hình dù cho nó có thể khó chịu đến thế nào đi nữa. Trên đây không phải alf kết luận của riêng tôi mà là ý kiến của các tướng lĩnh cao cấp trong Bộ tư lệnh, họ đã cùng tôi đi qua những chặng đường dài của chiến tranh và tôi hoàn toàn tin tưởng ở họ. Tôi không thể đi ngược lại lương tâm của mình, tôi dùng mọi nỗ lực để để cứu các binh sĩ của chúng ta khỏi một thảm họa nhỡ tiền. Tôi cho rằng dù đến phút cuối cùng phải rút quân, chúng ta cũng sẽ có lực lượng để bảo vệ có hiệu quả đường biên giới phía đông đất nước của chúng ta.Nếu như ngài, Quốc trưởng của tôi, không muốn chấp nhận quan điểm của tôi và không cho tôi được tự do thực hiện những hành động cần thiết cho các chiến dịch được đề xuất thì tôi đề nghị ngài hãy giải phóng cho tôi khỏi công việc ở đây
— Friessner[9]

Những lời "tấu bày thống thiết" nhưng rất phù hợp với thực tế mặt trận của Johannes Frießner đã không thể lọt được tai Hitler. Ngày 25 tháng 7, Johannes Frießner được Hitler điều đi chỉ huy Cụm tập đoàn quân Nam Ukraina, nơi sắp phải đối phó với cuộc tổng tấn công mùa thu của hai Phương diện quân Liên Xô. Thượng tướng Ferdinand Schörner được Hitler chỉ định thay thế với mệnh lệnh phải giữ những mảnh đất còn chiếm được ở vùng Pribaltic bằng mọi giá.

Không giống như tướng Johannes Frießner, thống chế Walter Model không lo lắng lắm đến việc "rút lui" vì trong tay ông ta chỉ còn lại khoảng 1/3 lực lượng từng có trước ngày 23 tháng 6. Vì vậy, tại Cụm tập đoàn quân Trung tâm, thống chế Walter Model cố gắng ổn định lại mặt trận bằng tất cả những gì có trong tay. Ngoài 7 sư đoàn xe tăng và 12 sư đoàn bộ binh đang được điều động từ các cụm tập đoàn quân khác đến, Walter Model đã cố gắng thu thập tất cả mọi thứ còn sót lại của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) sau "cơn bão mang tên Bagration" để tổ chức thành các cụm tác chiến cố thủ tại các thị trấn, các làng. Ngoài lực lượng SS, cảnh sát và quân bảo vệ hậu cứ, còn có cả những đơn vị dân cảnh người địa phương vốn trước đây không được tin cậy thì nay cũng được trang bị vũ khí Đức và được sử dụng như chiến binh. Tất cả chỉ để nhằm vá víu lại hàng chục "lỗ thủng" lớn chưa từng có trên mặt trận phía Đông của quân đội Đức Quốc xã. Điều đó có nghĩa là quân Đức sẽ trụ lại ở bất kỳ đâu có thể trụ được, phòng ngự ở bất cứ địa điểm nào có thể phòng ngự được mà không thể có một trận tuyến liên tục. Thống chế Walter Model hy vọng trong một vài tuần tới, khi các lực lượng viện binh mạnh mẽ kịp đến thì mặt trận của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) sẽ ổn định trở lại.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Šiauliai http://bdsa.ru/index.php?option=com_easygallery&ac... http://militera.lib.ru/h/dorogami_pobed/10.html http://militera.lib.ru/h/fuller/08.html http://militera.lib.ru/h/kirichenko_pi/10.html http://militera.lib.ru/h/samsonov2/15.html http://militera.lib.ru/memo/german/friessner/01.ht... http://militera.lib.ru/memo/german/guderian/11.htm... http://militera.lib.ru/memo/russian/bagramyan2/07.... http://militera.lib.ru/memo/russian/bagramyan2/ind... http://militera.lib.ru/memo/russian/beloborodov2/1...